Review sách Sách Văn học - Tiểu Thuyết

Review Rừng Na Uy: Nơi Tình Yêu được thắp sáng

Rừng Na Uy là là cuốn tiểu thuyết hay về một tình yêu ngọt ngào nhưng đầy u sầu của tác giả Haruki Murakami. Sách được xuất bản lần đầu ở Nhật Bản năm 1987. Cuốn tiểu thuyết này thực sự là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra. Và theo thống kê hiện tại, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đã đọc “Rừng Na Uy”.

Tôi có thể cảm thấy từ trong tâm can mình gần như cảm xúc và tình cảm của các nhân vật, với mối liên hệ gần gũi, dù cho chưa từng sống ở những năm 60 hay trải qua những hoàn cảnh tương tự.

Review Rừng na uy

Cuốn sách là một câu chuyện ngắn, mô tả rất chân thực về cuộc sống – nơi con người rất dễ bị tổn thương. Trong tổn thương đó, có người tìm đến cái chết để giải thoát, có người chọn ở lại để nỗi đau dày vò. Và khi đó, thứ duy nhất có thể giúp những tâm hồn bị tổn thương được sưởi ấm, đó chính là “tình yêu”.

“Rừng Na Uy” là một tác phẩm thành công trong việc vượt qua được ranh giới “nghệ thuật và dung tục”. 
Khi đọc truyện, trong lòng sẽ dấy lên nỗi buồn khó tả, để rồi cái kết giúp ta nhận ra tình yêu thật diệu kỳ.

Có lẽ đây là một từ gần chinh xác nhất để nói về nội dụng của Rừng Na Uy. Nhân vật chính chàng trai Watanabe đem lòng yêu cô bạn gái Naoko của đứa bạn thân nhất của mình là Kizuki.

Đến bây giờ thì mình thấy có một sự đối lập không hề nhẹ trong tác phẩm của ông. Một giọng văn rất nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, nó rất gần gũi với mình và đọc rất dễ hiểu.

Tình tiết sự việc rất giản dị chứ không triết lí và khó hiểu như suối nguồn của Ạyn Rand, nơi mà ngòi bút của bà có thể làm cho những con người thông thái nhất trở nên mụ mẫm như một đứa trẻ lên 3. Còn Murakami, đối với góc nhìn của bản thân mình thì mình thấy như ông là một người Việt Nam, nói tiếng Việt, ăn ở theo phong tục người Việt, yêu thích văn hóa Việt,… vì nếu như bạn thay thế tên nhân vật là tên của chúng ta, địa điểm cũng ở đất nước ta thì đây không khác gì là một cuốn tiểu thuyết kinh điển do một nhà văn Việt chính cóng viết ra.

Nhưng có lẽ nó lại trai ngược hoàn toàn về tư tưởng, về nhận thức. Giọng văn của ông rất phóng khoáng và nhận thức của nhân vật cũng thoáng không kém.

Ở đất nước chúng ta từ xa xưa ông cha ta đã dạy là con gái phải giữ gìn đức hạnh, phải giữ gìn trinh tiết, giữ cái “ngàn vàng” của bản thân người phụ nữ. Vì nó rất đáng giá nên khi mất đi, mất cái màng trinh mỏng manh ấy đi thì đồng nghĩa với việc giá trị của người phụ nữ cũng suy giảm, suy giảm một cách trầm trọng, kéo theo sự suy thoái về đạo đức, về nhân cách, về giá trị đích thực của một người con gái.

Mua tại FahasaMua tại Tiki

Tuy là một cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản, được viết bởi một người thuộc nền văn minh Á Đông, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng, định kiến trên nhưng Murakami lại đẩy nhân vật mình vượt qua rào cản của phép tắc, của giới hạn giáo điều. Bậc thầy sát gái Nagasawa trọng truyện đã ngủ với hơn 80 cô gái mặc dù tuổi đời mời ngoài đôi mươi, khiến mình liên tưởng ngay tới anh chàng Barney trong series phim truyền hình kinh điển Mỹ – How I met your mother.

Văn hóa Mỹ mà, bạn biết rồi đấy, tình một đêm là chuyện như cơm bữa, anh chàng này đôi khi chỉ cần nhắn cho một cô nàng “?” và nếu được trả lời là “!” thì họ sẽ ngủ với nhau mà chẳng nói một lời nào, và sau khi xong việc thì anh chỉ để lại một bức thư in sẵn rồi chỉ chừa chỗ điền tên cô nàng và địa chỉ rồi ra đi không để lại dấu vết. Hay là cô nàng Dominique trong Suối nguồn, mặc dù cô “bị” Roak hấp diêm nhưng sau đó vì hoàn cảnh cô phải lấy 2 người đàn ông mà mình không yêu để rồi cuối cùng cũng về bên anh ấy.

Điều cốt yếu mình muốn nói ở đây là tại sao với cái phong thái gần gũi và trong sáng ( ở những đoạn tả cảnh, tả cuộc sống sinh hoạt hay tả một đám cháy nhà kế bên còn những đoạn trần trụi thì mình không nói) như vậy, có đôi lúc cứ tưởng Watanabe là thằng Thư đem lòng yêu Việt An – người bạn thuở ấu thơ trong Cô gái đến từ hôm qua, hay thằng Ngạn yếu đuối, lụy tình Hà Lan – người mà từ nhỏ tới lớn chằng dám nói một câu “tôi yêu nàng” trong Mắt Biếc,… tất cả chúng đều trong sáng, đều giản dị, đều ngây thơ ( mặc dù yêu Naoko nhưng ảnh vẫn ngủ với 9 10 cô gái khác như thường.

Nhưng song hành với phong cách ngây thơ và gần gũi ấy lại là một mạch văn phóng khoáng và trần trụi, với những chi tiết rất chân thực về tình yêu, tình dục. Chúng tồn tại song song và điểm xuyến, nâng đỡ cho nhau, khiến người đọc như nghiền ngẫm, như nhai như nuốt từng chữ, từng chi tiết. Lúc thì thấy như một tình yêu trong sáng tuổi đôi mươi, lúc thì y như lạc vào mê ải với những từ ngữ đầy tính kích thích, tò mò mà đôi lúc mình cứ đọc đi đọc lại mãi và nhắm mắt lại mặc cho trí tưởng tưỡng nó dắt đi đâu thì đi.

Dây buộc vô hình của Rừng Na Uy, cũng như vẻ đẹp bí ẩn của nó, là việc chấp nhận nhưng không bao giờ hiểu nguyên do nào, không thể hiểu được lý do vì sao, cũng như ko thể thay đổi, chúng ta mặc nhiên không thể làm được gì khác tốt hơn ngoài việc tiếp tục sống, tiếp tục yêu, và tiếp tục đối diện với nỗi mất mát mà có lẽ sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời còn lại của chúng ta. Điều đẹp đẽ của một đời người nằm ở tấm lòng muốn sống, và muốn yêu trong sự thánh thiện, chân thành.

Cảm ơn ông – Murakami – một ngòi bút tài hoa đã đưa tâm hồn tôi lạc vào cõi mơ – nơi mọi thứ đều có thể trở thành hiện thực. Là một thoáng bay bỗng nơi trời xa, là một chiều ngân nga từng câu hát, là một tối lát đát vài hạt mưa, là một trưa buâng khuâng từng nỗi nhớ, để cho tôi xúc cảm dâng trào, để tâm hồn vươn tới miền tiêu dao.

Đôi lúc những điều bạn nghe người ta nói về một điều gì đó, sẽ khiến bạn có những cảm giác hồ nghi về nó, và có thể bạn cũng tin đó là sự thật.

Khi ai đó hỏi mình, rằng cuốn sách đó hay không bạn. Mình không dám đưa nhận xét rằng nó hay, hay dở. Vì, mình đâu phải là người đọc rộng, hiểu biết nhiều gì đâu mà dám đưa ra nhận xét, phê bình tác phẩm của người khác, và quan trọng nhất, là vì mỗi người một cảm nhận. Cho nên, bạn hãy đọc nó bằng cảm nhận của bạn chứ đừng vì suy nghĩ của người khác đã nghĩ về cuốn sách đó ra sao, bạn nhé!

Tại sao bạn biết cuốn sách ấy có nhiều đoạn tác giả miêu tả những chuyện nhạy cảm, mặc dù bạn chưa hề đọc nó bao giờ cả? Có phải chăng là bạn nghe người ta nói như thế? Vậy nên, đọc đi đã, cảm nhận đi đã rồi hãy đưa ra ý kiến của mình, bạn nhé!

Và bạn sẽ thấy rằng, bên cạnh những chi tiết nhạy cảm ấy, nổi bật lên trên tất cả sẽ là lối kể chuyện nhẹ nhàng, cách dẫn chuyện rất tinh tế, cùng những cảm xúc rất “người”. Mình chỉ biết nói thế thôi. Điều còn lại, chỉ mình bạn cảm nhận theo cách của bạn mà thôi.

Hãy đọc nhẹ nhàng cho thấm từng dòng chữ
Và cảm nhận theo cách riêng của chính tâm hồn bạn

Tags: rừng na uy review, rừng na uy cảm nhận, rừng na uy nói về cái gì, cuốn sách rừng na uy, rừng na uy đánh giá, đọc sách rừng na uy, review rừng na uy, mèo rừng na uy, tác phẩm rừng na uy, review sách rừng na uy, review truyện rừng na uy, review về rừng na uy, review tác phẩm rừng na uy, review tiểu thuyết rừng na uy, rừng na uy sách, rừng na uy tóm tắt, ý nghĩa truyện rừng na uy, ý nghĩa tác phẩm rừng na uy, ý nghĩa của truyện rừng na uy.

Về biên tập viên

Tuấn Ca

Công việc của tôi không liên quan tới việc kinh doanh nhưng tôi có niềm đam mê bất tận với viết lách và thích đọc những tựa sách hay. Tôi tạo ra Blog này trước tiên để lưu trữ những vấn đề hữu ích dành cho tôi, sau đó là để chia sẻ, học hỏi với bạn bè những người mà tôi biết.

2 Comments

  • Cái quyển này em nghe tên lâu lắm rồi mà chưa đọc bao giờ T.T Nghe tên cứ tưởng sách văn học phương Tây (vốn dĩ e k thích lối hành văn dịch từ ngôn ngữ bên đó cho lắm). Giờ xem review mới biết là sách Nhật. Tôi chắc phải đọc qua cho rồi. thanks ad nhé

Để lại bình luận của bạn