Kỹ năng cần thiết Phát triển cá nhân

Những kỹ năng mềm cần thiết cho người trẻ để vào đời

Chào bạn! Nếu bạn đang là sinh viên hoặc người đã đi làm thì luôn có những câu hỏi đại loại như: “Nên học nghề gì để lập nghiệp?“, “Nên học ngoại ngữ gì bây giờ?“… hay chỉ đơn giản là tìm câu trả lời có liên quan đến những kỹ năng mềm là gì dành cho người trẻ khi chuẩn bị bước vào đời.

Qủa thật, những thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của tôi trước đây và khá nhiều người trẻ hiện nay muốn tìm hiểu, và qua bài viết này, tôi sẽ chắt lọc và đưa ra những thông tin gợi ý tốt nhất gửi đến bạn.

ĐÔI LỜI NHẮN NHỦ
Bài viết này là dành cho bạn! Một bài viết mà tôi dành cả tuần để viết ra nhằm giúp bạn có được cái nhìn chung nhất khi muốn quản lý cuộc đời của bạn.

Hãy đọc hết bài viết này để thấy được tôi của ngày xưa và ngày nay. Tôi hy vọng những kỹ năng này sẽ làm bạn trưởng thành dần lên mỗi ngày.

Cuộc đời mỗi người chúng ta luôn có 2 giai đoạn chính để học cách phát triển cá nhân bằng con đường tiếp thu kiến thức. Tôi xin nhóm từng giai đoạn để bạn dễ hình dung hơn về thời gian của chính mình:

Giai đoạn học sinh – sinh viên: Đúng rồi, đây chính là khoảng thời gian mà chúng ta tiếp thu được nhiều kiến thức nhất. Ở lứa tuổi học sinh thì còn quá trẻ vì là thời kỳ đầu theo lối phụ thuộc vào cha mẹ và nhà trường, thời kỳ này chúng ta được dạy bảo những kiến thức cơ bản qua sách vở và qua người lớn là chủ yếu. Với suy nghĩ của đại đa số học sinh luôn có quan niệm ở thời điểm này là: “Học giỏi cấp 1 để lên cấp 2, học giỏi cấp 2 để được học ở một ngôi trường chuyên cấp 3 nào đó tốt hơn, và học tốt cấp 3 để thi đậu Đại học…”.

Tuy nhiên, nếu bạn nào ở thời điểm này nhìn rõ tầm quan trọng của tuổi trẻ và hướng đến một tương lai để rồi cố gắng trau dồi những kiến thức như cách người lớn học tập thì tôi có lời khen dành cho bạn. Lời khuyên tôi dành cho các bạn ở độ tuổi dưới 18 này chính là: Hãy lo học tốt trước đi đã.

Giai đoạn đã đi làm: Giai đoạn này có thể nói là không thực sự tự do như khi chúng ta còn là sinh viên trước kia. Bởi vì ra trường là mặc nhiên ai cũng muốn được đi làm để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu như giai đoạn sinh viên còn dư dả thời gian để học cái này cái kia thì khi đi làm rồi, bạn phải cố định cái khuôn khổ “8 tiếng/1 ngày” với những quy định mới từng doanh nghiệp đưa ra.

Áp lực đồng tiền ở giai đoạn này nó thể hiện khá rõ nét vì qua khảo sát tâm lý thì hầu hết các bạn sinh viên đều chung câu trả lời: “Ráng tốt nghiệp xong đi làm cho khỏe” và hiển nhiên chính chúng ta ở thời điểm này đã tự đưa ra bản kế hoạch cho chính mình là chỉ đi làm kiếm tiền nữa thôi vì đâu còn sách vở, đâu còn ôn thi hay tham gia bất cứ khóa tình nguyện viên nào nữa đâu!!!???

Tuy nhiên, không hẳn như thế. Vì giai đoạn này, bạn hoàn toàn chủ động được nguồn tài chính và thời gian của mình hơn. Do đó, để học cách quản lý tốt tài chính cá nhân sao cho hiệu quả và nghỉ hưu sớm trước 30 tuổi thì đó không phải một sớm một chiều được.

Không bao giờ là quá muộn!

18 tuổi là cái tuổi chưa phải lớn mà cũng không phải nhỏ nữa. Độ tuổi này khá đẹp với những dự định cho tương lai như: “nên học ngành gì hiện nay dễ xin việc”, “nên học nghề gì cho nam”, “con gái nên học ngành gì”…hay một bộ phận nhỏ bạn trẻ tự đặt câu hỏi xấu nhất cho mình như “nếu rớt đại học nên học gì?“.

Đồng ý là đậu Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng xét ở một mức độ chung thì đó là kết quả cho sự cố gắng suốt 18 năm qua của bạn. Nếu chẳng may thi rớt, cũng đừng buồn mà đi tự tử nhé (nói đùa đấy), vì bạn còn có cơ hội khác mà, đâu phải ai cũng thành công ngay từ lúc đầu.

Ngay cả việc thi Đại học cũng có nhiều nguyện vọng cơ mà, rớt nguyện vọng ngành này thì học ngành khác, hoặc nếu quá yêu cái ngành đó thì ôn thi lại cho cứng để năm sau thi lại: Không bao giờ là quá muộn để thực hiện một ước mơ đâu bạn, chỉ là bạn có đủ mạnh mẽ để nghĩ như thế hay không thôi!

Dù cho bạn là sinh viên hay người đã đi làm được vài năm đi nữa thì những kỹ năng mềm dưới đây luôn cần thiết cho bạn. Ngay cả vài người bạn làm việc với tôi mấy năm trời mà những kỹ năng sống này họ còn chưa bao giờ biết đến và áp dụng triệt để trong đời sống nữa.

Những kỹ năng mềm cần thiết cho người trẻ (Cả sinh viên và người đã đi làm)

Khi bước vào giảng đường Đại học, bạn sẽ học ít thời lượng hơn. Tùy ngành học mà có thể bị chi phối bởi lịch học của nhà trường, nhưng tựu chung thì thời gian biểu đến trường khá ít và bạn có khá nhiều thời gian để tự học ở nhà.

Người ta hay nói đùa: “Đại học là…học đại mà lị” và chính tôi cũng công nhận điều đó. Nếu bạn hỏi tôi câu “sinh viên nên học thêm gì?” thì tôi khuyến khích bạn trong khoản thời gian mấy năm quý báu của đời sinh viên này hãy cố gắng trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên đi. Nó cực hữu ích chứ không có hại hay làm mất thời gian gì cho bạn đâu!

1. Tập thói quen đọc sách nhanh

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

Thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, chúng ta có quá nhiều phương tiện để giải trí nên dường như chúng ta đang dần dần quên lãng sách. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Sussex đã khẳng định rằng đọc sách tốt cho não trái, giải tỏa tốt căng thẳng hơn là việc chạy bộ đường dài hay nghe nhạc. Khi đọc sách, bán cầu não sẽ được vận động liên tục, hạn chế quá trình lão hóa và tăng lượng kiến thức dồi dào.

Bạn biết đấy, người Do Thái chiếm một phần dân cứ rất nhỏ trên thế giới nhưng gần 40% các thành tựu khoa học và các giải Nobel đều thuộc về người Do thái. Và 1 điều không phủ nhận là người Do Thái đọc sách rất nhiều. Một đứa trẻ Do Thái được cha mẹ chúng rèn luyện việc đọc sách từ rất sớm, họ sẽ đưa tay đứa bé sờ vào trang sách và nhúng tay bé vào một ly sữa hoặc 1 chiếc bánh ngọt nhằm ngụ ý nhắc nhở rằng: “Sách cũng ngọt ngào như kẹo sữa vậy”.

Vì thế ngay khi còn trẻ, hãy tập thói quen đọc sách mỗi ngày đi, bạn có thể dành 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày cho việc đọc một quyển sách. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Phương pháp đọc sách nhanh siêu tốc để tham khảo kỹ năng đọc sách đúng nhé.

Nắm được cách đọc sách nhanh rồi thì bạn có thể đọc thêm bài viết Tổng hợp 20 cuốn sách hay nhất nên đọc khi còn trẻ để tham khảo nhé (bài viết được cập nhật mỗi tháng).

2. Học Tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

Đúng vậy, tôi khuyến khích bạn hãy chọn cho mình một ngoại ngữ thứ 2 để tận dụng khi giao tiếp với thế giới sau này như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật hay tiếng Hoa chẳng hạn. Việt Nam được xem là con rồng của khu vực Đông Nam Á bởi ta có đường bờ biển dài và cảng giao thương rộng, các giao dịch quốc tế đến Việt Nam mỗi năm lại tăng, đẩy mạnh nền kinh tế và xã hội thương mại hóa tăng cao từng ngày. Do đó, biết một ngoại ngữ thứ 2 chính là cái “phao cứu sinh” giúp bạn có thể thênh thang giữa biển lớn thương mại, đồng thời giúp tăng kiến thức về giao tiếp và thu nhập của bạn.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới hiện nay và được nhiều nước sử dụng. Nếu chuyên môn của bạn ở mức trung bình nhưng lại có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt thì lương hàng tháng của bạn có thể gấp đôi, gấp 3, 4 lần người có chuyên môn giỏi mà lại không giỏi ngoại ngữ.

Nếu bạn không có thời gian đến các Trung tâm ngoại ngữ, thì có thể đăng ký học online với học phí rẻ hơn, bạn còn được tham gia thảo luận giữa Giảng viên và các học viên học online cùng nhau nữa, một ưu điểm nữa là bạn có thể học bất cứ khi nào cũng được và được Giảng viên hỗ trợ đầy đủ.

3. Kỹ năng Quản lý tài chính cá nhân

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

Kỹ năng tài chính cá nhân là một kỹ năng mà không trường đại học nào dạy cho bạn biết cả, tất cả đều do bạn tự tìm lấy. Bạn đừng suy nghĩ rằng việc quản lý tài chính cá nhân chỉ dành cho những người đã đi làm, còn sinh viên thì có tiền “phụ cấp” từ gia đình thì việc gì phải quản lý nữa. Ôi, hãy dẹp suy nghĩ đó đi nhé, suy nghĩ như thế thì biết bao giờ mới trưởng thành được???

Bây giờ còn trẻ, học cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp ích cho bạn sau này, cả khi bạn không còn đi học nữa. Nhất là khi đã ra trường với guồng quay của đồng tiền thì chắc gì bạn đã có nhiều thì giờ để học nữa, nên vì thế – hãy tận dụng thời gian này mà học đi nhé.

Để tôi nói 1 ví dụ điển hình cho bạn nhé, nếu bạn là người vừa đi học vừa đi dạy kèm hay đi phục vụ bàn này nọ thì rất đáng mừng – Tôi quý những người như vậy. Nhưng nếu khi lãnh tiền làm thêm mà tiền phòng, tiền học phí, tiền phát sinh lặt vặt qua các mối giao tiếp ăn uống với bè bạn thì chắc khi dòm lại túi, bạn chỉ còn vài đồng => Xem như 1 tháng làm thêm part-time đổ sông hết.

Nắm bắt tốt kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là bạn đã giúp chính mình giảm 40-50% chi tiêu trong cuộc sống rồi.

4. Học cách quản lý thời gian

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

Thời gian là thứ tài sản chung, bạn có thể lấy của người khác và ngược lại người khác cũng có thể lấy lại từ bạn. Quản lý thời gian luôn là vấn đề chung của mọi người, đặc biệt là những người trẻ như tôi và bạn. Bạn thấy đấy, nhịp điệu cuộc sống này có rất nhiều sự lựa chọn, không chỉ công việc mà còn chứ đầy những lựa chọn khác nữa trong cuộc sống như làm việc, học tập, vui chơi và mở rộng các mối quan hệ khác.

Với tôi, thời gian là thứ tài sản thượng đế ưu ái ban tặng cho con người đồng đều nhất, có giới hạn, ai cũng có nó, không thay đổi được và không mua, bán được. Bởi những đặc điểm này, thực sự chúng ta không bao giờ quản lý được thời gian, điều duy nhất chúng ta có thể làm được là sắp xếp & sử dụng thời gian như thế nào cho hiệu quả nhất để không lãng phí hoài đời người. Người trẻ nếu sử dụng thời gian hiệu quả chính là người “giàu có” thời gian hơn bất cứ ai khác.

Một số phương pháp mà tôi gợi ý có thể giúp bạn quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn.

+ Lên kế hoạch trước các việc cần làm.

+ Loại bỏ thói quen xấu để khỏi mất thời gian vì nó.

+ Hãy học cách nói “không”: Hãy học cách nói “không” với những yêu cầu có mức ưu tiên thấp, và bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những việc quan trọng hơn.

+ Không ngừng nâng cao bản thân.

+ Tạo cho mình tính kỉ luật và thói quen.

+ Suy nghĩ trước khi hành động.

+ Đừng làm việc của người khác.

+ Ghi nhật ký về mục tiêu của bạn.

+ Đừng là người cầu toàn.

+ Nhận biết những công việc “lấp chỗ trống”.

Nghe thì có vẻ trừ tượng quá đỗi nhưng kỹ năng này tôi vẫn luôn trau dồi mỗi ngày, có khi lại quên béng nữa vì nó thuộc về kỹ năng tự học khá nhiều.

Bạn nên dành lượng thời gian để lập bản kế hoạch tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình có đúng theo quy trình hay chưa. Bạn hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình sao cho mục tiêu đặt ra ban đầu được đảm bảo. Như vậy là bạn đã thành công trong quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả rồi.

5. Kiểm soát căng thẳng

Stress – Nó kinh khủng như thế nào?

Chứng trầm cảm hay còn gọi là Stress là một dạng bệnh lý về tâm thần, đang dần trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Stress có thể dẫn tới 50% các căn bệnh mà con người mắc phải như ung thư, tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tiểu đường, các dạng loét, béo phì, mất trí nhớ, các bệnh tự miễn, các vấn đề về tuyến giáp, vô sinh, các bệnh về da như chàm, vẩy nến.

Thông tin khảo sát nếu bị stress:

Người bị stress ở mức độ nặng luôn có ý định tự tự hoặc sẽ tự tử gây ra vô số hệ lụy cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Theo khảo sát, ở Việt Nam con số người bị trầm cảm dẫn đến tự tử là khoảng 100 người/ngày, tương đương 36.000-40.000 người/năm. Số này cao gấp 3 con số người chết vì tại nạn giao thông.

Nghe thì có vẻ trừu tượng quá nhỉ? Nhưng thử hình dung nếu bạn bị stress nặng đi xem nào. Chạy xe ngoài đường không chú tâm, người cứ lơ mơ thì chạy xe không khéo té nữa (thực tế là đã có nhiều trường thế này, tôi không nói điêu với bạn)

Tuy nhiên nếu nắm được kỹ năng giải tỏa căng thẳng thì sau này đi làm bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn, vì đi làm khổ hơn đi học. Tôi đã đi làm và tôi nhận thấy Stress còn nặng nề hơn khi còn đi học trước kia.

1 VD điển hình là trước đây có một vị giám đốc đã tự treo cổ tự tử mà báo Tuổi trẻ đã từng đưa tin, vì trước công ty tôi cũng làm gần đó. Bạn có thể đọc thêm bài báo này ở đây. Lý do là stress vì nợ nần và áp lực vì bị dường đến đường cùng mà ra. Nếu như không có kỹ năng giải tỏa stress thì tương lai những con người yếu đuối ngoài kia sẽ ra sao??? Câu hỏi này, tôi nghĩ bạn đã có câu trả lời thỏa đáng.

Bạn có thể tham khảo bài viết trên báo Tuổi trẻ TẠI ĐÂY để biết chi tiết thêm

Kỹ năng kiềm chế căng thẳng không những giúp bạn xóa tan Stress mà còn giúp bạn biết suy nghĩ lại mình, biết sắp xếp tổ chức công việc và cuộc sống có kế hoạch hơn để có cách sống khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công hơn nữa đấy.

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

6. Rèn luyện trí nhớ

Bí quyết ghi nhớ siêu hạng

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

Nếu bạn đang có khái niệm “Trí nhớ tốt” là thiên về những ai bẩm sinh thì quả là sai lầm nghiêm trọng. Bởi để sở hữu trí nhớ tốt con người cần phải rèn luyện thường xuyên mới có được.

Để tôi đưa ra một ví dụ cho bạn dễ hình dung hơn nhé: Nếu bạn hay ghé nhà sách, thư viện để tìm kiếm một sách nào đó nhưng lại không biết nó nằm ở đâu dù đã có phân kệ theo từng thể loại sách. Khi đó, bạn bắt đầu hỏi các nhân viên thư viện thì họ lại có thể tìm được cuốn sách đó trong hàng nghìn cuốn sách chỉ mất vài phút chưa? Lý đó quá rõ ràng, bởi họ có kỹ năng rèn luyện trí nhớ và biết sắp xếp thông tin một cách rất hợp lý.

Hay các giảng viên mỗi ngày phải dạy rất nhiều lớp, nhiều khóa học, nhiều môn khác nhau nhưng họ vẫn chuẩn bị tài liệu và giáo án đầy đủ khi đến lớp. Ngay cả các giám đốc công ty đôi khi còn không nhớ hết các công việc ông ấy sẽ làm trong ngày nên mới có vị trí là Thư ký giám đốc như hiện nay.

Không phải bừa mà tôi nói vậy, thực tế đã chứng minh điều đó rồi. Do đó, để có trí nhớ tốt và biết kết nối trình tự thông tin lại thuộc về 1 kỹ năng mà không phải giáo viên hay trường đời nào dạy bạn cả đâu. Cho dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm thì kỹ năng này nên học, vì không ai rảnh thời gian chỉ bảo bạn cặn kẽ mọi việc của bạn trong khi họ có kỹ năng quản lý thời gian như tôi nói ở trên và kỹ năng Rèn luyện trí nhớ ở tiều mục này.

Còn trẻ thì cứ học, ra đời ít ai dạy bạn lắm.

7. Kỹ năng làm việc nhóm

Tại sao doanh nghiệp ta có rất nhiều nhân viên giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên môn cao, các chuyên gia Phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc?

Tại sao có những nhân sự cực kỳ giỏi về chuyên môn nhưng vẫn không được cấp trên trọng dụng?

Để có thể trả lời câu hỏi này. Tôi sẽ đưa ra về định nghĩa cơ bản mà bạn ít để ý nhé. Bạn có thấy là từ lúc sinh ra, bạn đã gắn chặt mình với một nhóm cơ bản nhất đó chính là “Gia đình” không? Sau đó khi lớn chút, bước vào nhà trường bạn sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn chung sở thích để học chung và kết thân.

Bản thân bạn với năng lực và tính cách như thế nào cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động chi phối của bạn bè cả về điều tốt lẫn mặt xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là thế. Trải nghiệm những hoạt động trong nhóm, bạn sẽ vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân, đồng thời góp phần hữu ích vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng.

Khi có chung tiếng nói thì hiệu quả công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là thế đấy! Do đó, kỹ năng làm việc nhóm nếu như học từ sớm thì khi ra trường bắt đầu đi làm, bạn sẽ thấy nó hữu ích như thế nào.

Kỹ năng làm việc nhóm giúp tôi loại bỏ được cái tôi mà trước kia tôi luôn tự phụ với nhiều người, chính vì không học kỹ năng này từ sớm nên thời gian đầu khi đi làm, tôi độc lập một mình và hiệu quả cực kém. Đừng giống như tôi như trước kia bạn nhé.

8. Kỹ năng thuyết trình

XEM CHI TIẾT TRÊN UNICA KHÓA HỌC NÀY

Khi đứng trước một tập thể lớp để thuyết trình bài học bạn sẽ nói gì? Hay sau này đi làm, sếp bảo đứng lên phát biểu thay sếp các dự án công ty thì bạn sẽ nói gì trước tiên hay thử hình dung một MC trong một đám cưới, bạn nghĩ anh ta sẽ nói thế nào???

Nếu bạn nói rằng: “Chắc nghĩ gì nói đó thôi anh ơi” thì quả thực chứng minh bạn yếu kỹ năng này vô cùng. Nói đơn điệu một chút thì là quá rụt rè và ít ngôn từ.

Kỹ năng thuyết trình là một trong kỹ năng mềm cần thiết để thành công, hay nói cách khác những người thành công là những người có kỹ năng thuyết trình rất tốt. Kỹ năng này nó sẽ đi suốt cùng bạn suốt cả một đời tuổi trẻ chư không phải đơn giản là chỉ những người giỏi mới cần phải học kỹ năng này đâu. Nếu bạn là một người có khiếu ăn nói thì quá tốt, bạn sẽ tạo được sự uy tín của mình hơn những người khác trong cuộc đối thoại cẳng hạn, còn nếu không có kỹ năng này cũng chẳng sao.

Quan trọng là bạn có muốn cải thiện chính mình hay không mà thôi!

Nhiều người trẻ đã đi làm, leo lên đến chức quản lý nhưng không thể có một bài thuyết trình hoàn hảo trước hội thảo, nhân viên của họ. Đối với các bạn trẻ thiếu kỹ năng mềm nói chung cũng như kỹ năng thuyết trình nói riêng các bạn thường bị rụt rè và đánh mất cơ hội thể hiện bản thân, thể hiện cái riêng của bạn trước đám đông.

Cho dù ý kiến của bạn có đi ngược lại với số đông đi nữa thì được thể hiện là chính mình sẽ thoải mái vô cùng.

Việc có được kỹ năng thuyết trình không phải là chuyện một sớm một chiều là có thể thuyết trình thành công đâu. Tất cả qua rèn luyện và tự trai dồi mà ra cả, bạn phải thật kiên trì, bạn phải thu nhận thật nhiều kiến thức, cả những kiến thức bên ngoài xã hội. Rèn luyện ngữ điệu, giọng nói, suy nghĩ… Có được tất cả những yếu tố trên chính là chìa khóa đưa bạn đến thành công hơn.

Nếu như bạn đã nắm vững kỹ năng thuyết trình này thành thạo rồi thì bạn hãy bước sang kỹ năng thứ 9 sau đây nhé.

9. Kỹ năng mềm trong giao tiếp

“Không có kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ chẳng thể thuyết phục ai mặc cho bạn có tài năng cỡ nào đi chăng nữa” – theo tỷ phú Mỹ Warren Buffett.

Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” – Tên một cuốn sách mà tôi rất thích, quả thật câu nói này luôn đúng trong mọi tình huống hiện nay. Giao tiếp tốt chính là bạn đã thoát khỏi cái tôi của chính mình để hòa nhập với cộng đồng. Giao tiếp tốt bạn cũng sẽ có nhiều mối quan hệ, sẽ hiểu được nhiều tính cách của những người xung quanh để có hướng xử lý và đối tác tốt với họ hơn.

Khi đi làm rồi, tôi mới nhận ra mình yếu trong kỹ năng này vì luôn bảo thủ trong suy nghĩ của một đứa sinh viên mới ra trường, luôn dè dặt và không tin tưởng những người khác dù họ đang muốn cứu giúp tôi rất nhiều. Đã từng có một thời gian vì áp lực công việc nhiều mà lại không thể trình bày những quan điểm của mình đến sếp tôi mà tôi phải bó hẹp mình giữa những sai lầm và kém hiệu quả trong công việc.

Nếu như ở thời điểm đó, tôi biết chia sẻ, tôi biết cách giao tiếp với sếp và mọi người làm chung để nhận lấy những sự chia sẻ thì lúc đó tôi không khủng hoảng căng thẳng.

Kỹ năng giúp chúng ta mở lòng với nhiều người mà đồng thời cũng giúp ta giảm bớt căng thẳng, áp lực của chính mình nữa đấy bạn à. Tôi đã học được điều này, bạn cũng hãy học như tôi nhé.

Thử xem các Khóa kỹ năng giao tiếp này xem sao, tôi nghĩ bạn cũng sẽ thích cho xem.

➤ Tham khảo kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất

10. Kỹ năng viết CV

Bất kể ai khi ra trường muốn xin việc làm đều cần có 1 bản CV hoàn hảo để nhà tuyển dụng xem qua đó mà tuyển dụng bạn. Có những doanh nghiệp chia nhiều lần phỏng vấn hoặc chỉ phỏng vấn nhanh 10 – 15 phút và 100% đều sẽ xem qua CV của bạn.

Vậy CV là gì?

CV được hiểu là một tờ khai thông tin sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin liên quan đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng sống phù hợp tới công việc mà bạn đang ứng tuyển. CV xin việc được trình bày mạch lạc, không sử dụng quá nhiều chữ, không trình bày dài dòng lan man trong đó

Đối với bạn trẻ mới ra trường xin việc, bản CV chính là yếu tố đóng vai trò then chốt để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực để có thể chấp nhận bạn vô công ty làm việc hay không.

Nhà tuyển dụng cũng căn cứ vào kỹ năng viết CV của bạn xem có đầy đủ và súc tích hay không, họ sẽ dựa vào đó để xem trình độ của bạn vì sau này khi vào làm việc, nếu trình bày tốt CV thì tất yếu ứng viên cũng sẽ biết cách trình bày kế hoạch công việc đầy đủ cho cấp trên như thế.

Do đó, kỹ năng soạn một CV tốt cũng không hề dễ dàng, bạn cần có cái riêng của mình trong đó. Tôi biết là trên mạng Internet hiện nay có vô số các mẫu CV có sẵn file, bạn chỉ tải về rồi viết theo như một con vẹt. Bạn thử suy nghĩ lại xem, nếu viết CV mà bạn cũng tự theo khuôn khổ dựa vào cái có sẵn thì công việc sau này bạn có định hướng phát triển nữa không? Tư duy sẽ càng ngày đi xuống mà chẳng phát triển nổi bản thân. Nếu CV mà bạn còn bắt chước người khác thì còn làm nên trò trống gì nữa!!!???

Tuy nhiên, phần kỹ năng này tôi cũng gợi cho bạn 2 hướng để có bản CV hoàn hảo nhất.

Tự tạo CV tiếng Việt chuyên nghiệp tại đây

Bí quyết viết CV bằng tiếng Anh tại đây

11. Kỹ năng trả lời phỏng vấn

Để có được công việc như ý, ngoài bằng cấp và bản CV hoàn hảo thì không hẳn là yếu tố quan trọng nhất để vượt qua cuộc phỏng vấn mà chính là kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc là yếu tố quyết định tất cả.

Như tôi đã nói ở phần số 8 là kỹ năng thuyết trình, nếu bạn có cái đầu tư duy và nắm vững kỹ năng thuyết trình trước đám đông thì việc ngồi trước người tuyển dụng để trình bày quan điểm xin việc thì bạn đã thành công rồi.

Tuy nhiên, nếu như kỹ năng thuyết trình đòi hỏi bạn phải thể hiện thời gian lâu và theo quan điểm cá nhân thì kỹ năng trả lời phỏng vấn sẽ giúp bạn biết khi nào cần nói, khi nào cần dừng để giữa bạn và nhà tuyển dụng luôn ơ mức đối thoại song song cùng nhau vì cuộc phỏng vấn thời gian diễn ra rất ngắn, nếu bạn giành nói hết thì là một điểm “-” trong mắt người tuyển dụng. Vì họ sẽ đánh giá, bạn là người không tôn trọng cuộc đối thoại này, nhất là khi bạn đang ở kèo dưới là xin việc làm!

Rất nhiều người, trước khi tìm được một công việc ưng ý đã phải trải qua không ít lần phỏng vấn và không nhiều lần thất bại. Vậy làm thế nào tăng khả năng thành công khi xin việc? Tôi xin trả lời, nó cũng thuộc về 1 kỹ năng mà không thầy cô, trường lớp nào dạy bạn cả, ngay cả những người đã từng phỏng vấn thành công cũng không nhớ hết các câu hỏi và cách trả lời thỏa đáng nhất cho các nhà tuyển dụng của họ. Do đó, bạn phải có học kỹ năng này 1 mình. Tốt cho bạn, chứ không tốt cho ai đâu!!!

➤ Kỹ năng tìm việc và trả lời phỏng vấn thông minh

➤ Các tuyệt chiêu viết CV và phỏng vấn bằng Tiếng Anh

Tags: nên học tiếng gì, nên học ngành gì để dễ xin việc, nên học nghề gì để kinh doanh, khóa học kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho sinh viên, kỹ năng tạo động lực, kỹ năng giao tiếp trong công việc, kỹ năng giao tiếp tiếng anh, khóa học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, Kỹ năng mềm trong giao tiếp, sách kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học ngoại ngữ, các khóa học ngoại ngữ, kỹ năng Quản lý tài chính, khóa học quản lý tài chính, công thức quản lý tài chính cá nhân, Kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên, Kỹ năng quản lý thời gian cho người đi làm, khóa học kỹ năng mềm cho người đi làm, khóa học kỹ năng mềm miễn phí, khóa học kỹ năng mềm online, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình tiếng anh, Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, Kỹ năng thuyết trình hiệu quả nhất, khóa học kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng trả lời phỏng vấn, khóa học kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng mềm kỹ năng trả lời phỏng vấn, cách trả lời phỏng vấn thông minh, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc, câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời, cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng, khóa học kỹ năng thuyết trình, khóa học tiếng anh, khóa học tiếng anh giao tiếp, khóa học online, khóa học tiếng anh online, khoa học quản lý, khóa học tiếng hàn, khóa học kỹ năng giao tiếp, khóa học ielts online, khóa học kỹ năng mềm, khóa học giao tiếp tiếng anh, khóa học phát triển bản thân, khóa học phát âm tiếng anh, khóa học online tiếng anh, khóa học giao tiếp tiếng nhật, khóa học phát âm tiếng anh chuẩn, khóa học về tài chính, khóa học nói trước đám đông, khóa học quản lý tài chính, khóa học phát âm tiếng anh tphcm, khóa học online tiếng nhật, khóa học hành chính văn phòng, khóa học online tiếng trung, khóa học anh văn, khóa học đọc sách nhanh.

Về biên tập viên

Tuấn Ca

Công việc của tôi không liên quan tới việc kinh doanh nhưng tôi có niềm đam mê bất tận với viết lách và thích đọc những tựa sách hay. Tôi tạo ra Blog này trước tiên để lưu trữ những vấn đề hữu ích dành cho tôi, sau đó là để chia sẻ, học hỏi với bạn bè những người mà tôi biết.

4 Comments

  • Rất hay và bổ ích. Cảm ơn bạn rất nhiều. Ước gì bọn trẻ nhà tôi đọc và học được những điều này từ bạn. Tôi rất muốn con tôi đọc sách thay vì dùng điện thoại mà chưa có cách gì.Huhu
    Trân trọng

    • Vậy thì hãy cất điện thoại, ipad đừng cho trẻ nhà mình dùng nữa chị Liên nha, cứ quăng cho nó những cuốn sách như sách kỹ năng, sách khoa học, sách giáo khoa phù hợp nhất cho trẻ. Nếu cha mẹ không cứng rắn từ nhỏ thì thói quen này trẻ sẽ khó bỏ lắm

  • Cảm ơn bài viết của admin, sau 2 năm đi làm, cuối cùng sếp cũng cho em làm vị trí kiêm tuyển dụng HR. Những hồ sơ xin việc của các bạn trẻ mà CV loạn lên, em luôn đánh rớt những ứng viên đó ngay 🙂

  • Tôi cũng từng nghe đâu đó ai nói rằng “muốn thành công mà việc dậy sớm cũng làm ko nổi nữa thì hãy dẹp ngay tư tưởng thành công đi” và đó là 1 kỹ năng về quản lý thời gian mà trước đây t chưa bao giờ dc biết. Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều

Để lại bình luận của bạn